Điểm mặt dàn xe ‘chất chơi’ nhưng ‘khó bán’ tại Việt Nam
Ngày 8.1, UBND TP.Đà Nẵng và Tập đoàn Sun Group công bố khởi động Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 cùng chuỗi sự kiện đồng hành.Ông Huỳnh Nam Thắng, Phó chủ tịch, Tổng giám đốc Sun Group vùng miền Trung, cho biết trong hơn 1 tháng diễn ra DIFF 2024, TP.Đà Nẵng đón hơn 1,5 triệu lượt khách, tăng 60%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành trong tháng 6.2024 đạt 16.344 tỉ đồng, tăng 28,2% so với DIFF 2023."DIFF 2025 chuẩn bị kỹ về loại pháo, kịch bản và số lượng 10 đội nhiều nhất từ trước đến nay, đa dạng chương trình bên lề. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ như trợ lý ảo, app công nghệ để du khách có trải nghiệm mới mẻ", ông Huỳnh Nam Thắng nói.Theo ông Hồ Thanh Tú, Chủ tịch Hội Lữ hành TP.Đà Nẵng, với DIFF 2025, Hội Lữ hành có các kế hoạch kích cầu thông qua ngành hàng không và khách sạn với nhiều combo, thêm hoạt động ẩm thực, chuỗi sự kiện mùa hè, dịch vụ đêm để tăng trải nghiệm cho du khách…Bà Nguyễn Thị Anh Thi, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng khẳng định, DIFF là một trong những lý do giúp lượng khách đổ về Đà Nẵng không ngừng tăng lên mỗi năm. Năm 2008, năm đầu tiên cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, thành phố đón hơn 1,2 triệu lượt khách, doanh thu chỉ hơn 810 tỉ đồng.Sau 12 lần tổ chức, thành phố nâng tầm thành Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng và lượng khách 2024 do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt gần 10,9 triệu lượt, tăng trên 32% so với năm 2023, vượt 35% so với 2019 (năm trước dịch Covid-19). Doanh thu từ du lịch năm 2024 tăng lên gần 38.000 tỉ đồng."Sự tái xuất của DIFF từ 2023, sau hơn 3 năm gián đoạn do Covid-19, đã đem đến cú hích mạnh mẽ giúp du lịch Đà Nẵng khởi sắc và đạt được những dấu ấn tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Không chỉ đóng vai trò như "thỏi nam châm" hút khách, DIFF đã khẳng định được vị thế là một lễ hội đẳng cấp quốc tế, do đó UBND TP.Đà Nẵng tiếp tục đầu tư nâng tầm DIFF để Đà Nẵng xứng đáng với danh hiệu "Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á", bà Nguyễn Thị Anh Thi nói.DIFF 2025 diễn ra từ ngày 31.5 đến 12.7. Nét mới năm nay là có 2 đội đại diện cho chủ nhà Việt Nam tranh tài cùng với 8 đội quốc tế.10 đội sẽ thi đấu trong 6 đêm (đều diễn ra vào thứ bảy):Đêm 1 (ngày 31.5) có chủ đề Tinh hoa văn hóa (Legacy of culture) giữa đội chủ nhà Đà Nẵng và Phần Lan.Đêm 2 (ngày 7.6): Nghệ thuật sáng tạo (The art of creativity) – đội Z21 (Việt Nam) và Ba Lan.Đêm 3 (ngày 14.6): Hành trình kết nối (The path of unity) – đội Canada và Trung Quốc.Đêm 4 (ngày 21.6): Phát triển bền vững (Sustainable development) – đội Bồ Đào Nha và Anh.Đêm 5 (ngày 28.6): Công nghệ dẫn lối (Powered by innovation) – đội Hàn Quốc và Ý.Đêm 6 (ngày 12.7): Đón kỷ nguyên mới (The new rising era) thi đấu chung kết, gồm 2 đội xuất sắc được chọn qua 5 đêm thi trước đó.Thưởng tết bằng hàng chục siêu xe là 'tin nhảm nhí'
Sự kiện thể thao FAVIJA KANTO CUP 2023 đã trở thành một điểm hẹn náo nhiệt, kết nối tình đồng bào, đồng hương, tăng cường đoàn kết dân tộc và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị thân thiết giữa chính phủ và nhân dân hai nước.
Ngọt mát bát canh rau sắng
"Chúng tôi cho rằng việc châu Âu tăng cường phòng thủ trong khi Mỹ tập trung vào những khu vực trên thế giới đang gặp nguy hiểm lớn là một phần quan trọng của việc cùng nhau tham gia một liên minh chung", Phó tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, diễn ra ở thành phố Munich của Đức, theo AFP.Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập luận rằng họ cần phải tập trung lại vị thế chiến lược của mình khỏi châu Âu và hướng tới châu Á để đối mặt với đối thủ chính là Trung Quốc, theo AFP.Trước đó cùng ngày, ông Vance nói với các phóng viên tại Munich rằng Tổng thống Trump thấy châu Âu đang đóng vai trò lớn hơn trong việc phòng thủ và Đức có vai trò lớn. "Rõ ràng là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, sẽ có vai trò lớn ở đó", ông Vance nói.Phát biểu bên lề Hội nghị An ninh Munich, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 14.2 nói rằng châu Âu sẽ khó có thể thay thế quân đội Mỹ trên lục địa này, trong bối cảnh có đồn đoán rằng Washington có thể cắt giảm lực lượng. "Chúng tôi sẽ phải bù đắp cho những gì Mỹ đang làm ít hơn ở châu Âu. Nhưng điều đó không thể diễn ra trong một sớm một chiều", ông Pistorius nói.Bộ trưởng Pistorius cho hay ông đã đề xuất một "lộ trình" với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, sau khi hai ông gặp nhau tại một hội nghị NATO ở Brussels (BỈ). Kế hoạch đó bao gồm "thay đổi trong việc chia sẻ gánh nặng" và "không có khoảng cách năng lực nguy hiểm nào phát sinh theo thời gian", theo ông Pistorius.Ông Pistorius nói rằng ông Hegseth "cũng nhìn nhận vấn đề theo cách tương tự. "Sẽ rất tốt nếu chúng tôi có thể nhanh chóng chuyển thỏa thuận bằng lời nói hôm qua thành hành động", Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhấn mạnh.
Ngày 4.2, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức lễ ký kết bàn giao và tiếp nhận Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 giữa Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long tham dự.Bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 4.2.2005, sau hơn 20 năm khai thác, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã kết thúc thời hạn vận hành theo quy định tại hợp đồng BOT để chuyển giao cho phía Việt Nam. Trong đó, EVN là đơn vị đại diện tiếp nhận để tiếp tục vận hành, khai thác.Theo Bộ Công thương, từ khi đi vào vận hành đến nay, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã cung cấp hơn 90 tỉ kWh lên lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh, thành phía nam nói chung.Sau khi được EVN tiếp nhận, dự kiến mỗi năm nhà máy này sản xuất, đóng góp khoảng 4,6 tỉ kWh điện năng cho hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và ổn định hệ thống điện, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.Trước đó, vào lúc 0 giờ 00 ngày 4.2, Công ty EPS (đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP) đã chính thức tiếp quản công tác vận hành bảo dưỡng sửa chữa Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 theo hợp đồng dịch vụ cho EVN.Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 là dự án BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép thông qua đấu thầu quốc tế và được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài.Dự án được thành lập từ một tổ hợp các tập đoàn thương mại và năng lượng, gồm: EDF (Pháp), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), JERA (Nhật Bản), được vận hành bởi Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông.Nhà máy nằm trong Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng công suất 715 MW với công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp.Ở thời điểm đầu tư, dự án có tổng vốn 400 triệu USD, trong đó 25% vốn được tài trợ từ các cổ đông và 75% vốn được tài trợ bởi các ngân hàng và định chế tài chính như: Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Xúc tiến và tham gia hợp tác kinh tế (PROPARCO).Theo lãnh đạo EVN, với vị trí xây dựng mang tính chiến lược cho lưới điện quốc gia, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các tỉnh phía nam xét trên cả khía cạnh công suất và điện năng.
Kỷ lục: Đường sắt lãi gấp 3 lần mục tiêu cả năm
Theo Hãng AFP, ông Trump đã đặt thời hạn 60 ngày để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trình kế hoạch triển khai "lá chắn phòng thủ tên lửa thế hệ mới", được thiết kế nhằm chống lại các loại tên lửa đạn đạo, bội siêu thanh và hành trình tiên tiến, mà ông Trump gọi là hệ thống "Vòm Sắt của Mỹ".“Trong 40 năm qua, mối đe dọa từ vũ khí chiến lược thế hệ mới thay vì giảm bớt thì đã trở nên dữ dội và phức tạp hơn”, nội dung sắc lệnh ngày 27.1 có đoạn, đề cập một số đối thủ của Mỹ đã gia tăng năng lực phát triển tên lửa, dù không nêu cụ thể nước nào.Tổng thống Trump nói rằng Mỹ "đang bảo vệ các nước khác nhưng lại không bảo vệ bản thân", đồng thời đề cập cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng muốn xây dựng hệ thống phòng không kiểu Vòm Sắt từ thời Chiến tranh Lạnh nhưng bị hạn chế về công nghệ."Bây giờ chúng ta có công nghệ phi thường. Có thể thấy điều đó ở Israel. Do đó tôi nghĩ Mỹ cũng nên làm điều tương tự. Mọi thứ sẽ được sản xuất tại Mỹ 100%", Fox News dẫn lời ông Trump phát biểu tại buổi gặp mặt của các thành viên đảng Cộng hòa ở bang Florida ngày 27.1.Vòm Sắt (Iron Dome) là hệ thống phòng không tầm ngắn được quân đội Israel sử dụng kết hợp với các loại tên lửa đánh chặn tầm xa Arrow-2/Arrow-3 và tầm trung David's Sling, tạo thành lớp phòng không đa tầng. Theo Reuters, Vòm Sắt là hệ thống phòng không được sử dụng nhiều nhất của Israel, tập trung đánh chặn các loại rốc két tầm ngắn và máy bay không người lái (UAV).Hiện chưa rõ phương án xây dựng hệ thống phòng không theo sắc lệnh của ông Trump sẽ như thế nào. Giới quan sát quân sự cho rằng các loại tên lửa liên lục địa mới là mối đe dọa chính của Mỹ, do đó lớp phòng không tầm ngắn tương tự Vòm Sắt của Israel bị cho là không phù hợp nếu được phát triển tại Mỹ.Cũng trong ngày 27.1, ông Trump đã ký các sắc lệnh thay đổi quy định và cơ chế trong quân đội Mỹ, trong đó có lệnh cấm người chuyển giới tham gia lực lượng vũ trang.